Kết quả tìm kiếm cho "tổ hội nuôi ếch Thái Lan"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 36
Những năm gần đây, phong trào nuôi ếch Thái Lan trong bể bạt đang phát triển rất mạnh ở huyện Châu Phú nói chung, xã Khánh Hòa nói riêng. Mô hình mang đến tín hiệu khả quan, giúp đời sống nông dân từng bước được cải thiện.
Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã và đang được hội nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh, tạo lan tỏa sâu rộng, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của hội viên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Tận dụng thế mạnh sản xuất nông nghiệp, nhiều nông dân huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) chuyển dịch cơ cấu cây trồng, không ngừng đổi mới tư duy canh tác, liên kết, hợp tác trong sản xuất - kinh doanh. Qua đó, xuất hiện nhiều mô hình hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao.
Những năm qua, nông dân xã Vĩnh Nhuận (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) tích cực thi đua sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng bền vững, gắn với những tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân nông thôn, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, thời gian qua, huyện Thoại Sơn triển khai các giải pháp hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo nâng cao thu nhập, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả.
Chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động đối với hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) nông nghiệp; kiên quyết giải thể các loại hình kinh tế tập thể yếu kém; khuyến khích hình thành các HTX, THT gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, phát triển thế mạnh ở địa phương…là những định hướng mà huyện Châu Phú sẽ thực hiện trong thời gian tới.
Mục tiêu của huyện miền núi Tri Tôn (tỉnh An Giang), không chỉ nỗ lực thoát khỏi danh sách huyện nghèo cả nước mà còn xây dựng thành điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách, nhà đầu tư. Tri Tôn đang khoác lên mình bộ áo mới, đầu tư hệ thống giao thông từ đô thị đến các tuyến đường huyết mạch, tạo điều kiện kết nối các điểm đến du lịch (DL), hỗ trợ doanh nghiệp (DN) triển khai các dự án đầu tư.
Những năm qua, ngành nông nghiệp huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, giúp nông dân thay đổi thói quen canh tác, thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp đa giá trị, ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển từ chú trọng sản lượng sang chất lượng, hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh.
Bằng tư duy nhạy bén và tâm huyết của tuổi trẻ, Đoàn Minh Thông (sinh năm 1995, thị trấn Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) lựa chọn việc khởi nghiệp với mô hình chế biến các sản phẩm từ dế, ếch và lươn. Dù chỉ mới có mặt trên thị trường, nhưng sản phẩm của Thông, với hương vị độc đáo đã được người tiêu dùng đón nhận.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phối hợp Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế tại Việt Nam (WWF - Việt Nam) khởi động dự án “Thực hiện các giải pháp dựa vào thiên nhiên nhằm khôi phục các vùng đất ngập nước và các quá trình tự nhiên của ĐBSCL - Mekong NbS”. Dự án góp phần cải tạo hệ sinh thái tự nhiên cho Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư (TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang), đồng thời mang đến cơ hội cải thiện thu nhập cho người dân vùng lân cận.
Thời gian qua, không ít phụ nữ phát huy đức tính cần cù, chịu khó, tích cực học tập, lao động sản xuất, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc. Nhiều chị em vươn lên làm kinh tế giỏi, điển hình như chị Nguyễn Thị Nga (sinh năm 1973, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ ấp Kiên Hảo, xã Bình Thành, huyện Thoại Sơn).
30 năm sau khi ca khúc Giấc mơ Chapi của nhạc sĩ Trần Tiến ra đời, chúng tôi tìm về vùng núi có “đàn dê trắng nhởn nhơ quanh đồi” để tìm người giữ “giấc mơ Chapi”.